Tượng sư tử đá


z5517091268898_d44320e779ffbc5bd4edbc6e7af8a80c
z5517091272172_307549439f85eab4d19a9d1abfd92506
z5517091281577_d90ad9f1d17cd9691408a1b817468be5
z5517091980158_4fb9cd3658aa32ec8aff3b3300433590
z5517091989768_96647edaf22662f9dc9da595e77f03bb
z5517091995277_069976f937d88829d47d917d71caa309
z5517092036438_1f37ff3c2ed6b7c62acfb8e4e858983c
z5517092109837_ff78a423e949d24c69f6110b205d3de4
z5517092162768_9a0d2beb7df6466fcbd69a39d0eb25b9
z5517092179054_3e905c7aada1a096a1d93a8b814a7d2f
z5517092179469_88ba60d12830371a6538da1fc23d214a
z5517092188685_001ac73df9cfaa755a02443a3fe4fa52

Mô tả:
Tượng Sư Tử bằng Đá Tự Nhiên và Nguyên Khối - Sư tử đá là một linh vật phong thủy phổ biến mà chúng ta thường nhìn thấy ở các chốn uy nghiêm như chùa, đền, linh miếu hay trước cổng các công ty, doanh nghiệp,… Sư tử đá được sử dụng rất nhiều hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về ý nghĩa phong thủy cũng như những điều đại kỵ sử dụng tượng Sư tử đá. Hãy cùng tìm hiểu rỏ hơn về tượng Sư tử đá nhé.
 

TÌM HIỂU VỀ SƯ TỬ ĐÁ 

Sư Tử được mệnh danh là Chúa Tể của muôn loài, mang trong mình sức mạnh và sự uy nghiêm của bậc Đế Vương. Không phải hiển nhiên mà từ xa xưa đến nay, tượng Sư Tử vẫn được người dân tin dùng và trở thành biểu tượng nổi tiếng ở nhiều Quốc Gia, như tượng Sư Tử biển ở Singapore. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về nguồn gốc của Linh vật này.

Về nguồn gốc:  Sư tử được cho là cùng dòng văn hóa từ Ấn Độ hoặc Tây Á vào Trung Quốc thời Hán. Có nguồn nghiên cứu còn cho rằng chữ Sư trong Hán tự có gốc từ tiếng Ba Tư là từ Shiar chỉ Sư tử. Sư tử đá xuất hiện khoảng 3.000 năm bắt nguồn từ người Ba Tư, thông qua việc các nước Tây Á cống nạp sư tử cho các triều đình phong kiến Trung Quốc, từ đó du nhập Sư tử đá vào lãnh thổ và biến nó thành linh vật để canh mộ hoặc đặt trước điện Thái Hòa, Ngọ Môn... là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa nhà Minh và nhà Thanh.

Về hình dáng bên ngoài: Sư Tử bằng đá được điêu khắc với hình dáng dữ dằn, gân guốc, nhiều cơ bắp cuồn cuộn. Miệng há rộng, móng vuốt sắc nhọn. Đôi mắt đầy vẻ hung dữ. Nó toát lên khí chất hung hãn, dũng mãnh của một mãnh thú và sự uy nghiêm, cao quý của bậc đế vương đầy quyền uy.

Sư Tử thường đi theo một cặp con đực và cái. Con đực thường đứng trên quả cầu hoặc đứng núi. Con cái thường có một hoặc nhiều con nhỏ ở phía dưới chân. Sư tử được khắc hoạ với nhiều tư thế: Nằm, ngồi, đứng...

Đối với Phật Giáo: Sư tử nhập vào Việt Nam từ thời Lý, theo xu hướng của Ấn Độ với nghĩa đó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo Việt Nam. Sư tử đlà một linh vật không thể thiếu trong hình ảnh của Phật Giáo, là biểu tượng cho sức mạnh, oai linh nhưng tuân phục, trợ giúp cho Phật pháp như tượng Hộ pháp cưỡi sư tử ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội), tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi Sư tử trên lưng.
 

Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA TƯỢNG SƯ TỬ ĐÁ

Trong quan niệm của người phương Đông xưa mỗi con vật đều có một ý nghĩa tâm linh riêng. Sư tử vốn dĩ là chúa sơn lâm nên mang trong mình sự uy phong, thịnh vượng, trừ tà, cân bằng âm dương, ngự trị tài vận đúng với phẩm chất vốn có của nó. Sư tử rất được coi trọng, chỉ xếp sau sự linh thiêng cao cả của Rồng.

Sư tử còn là tượng trưng cho giới quý tộc. Sư tử đá cũng thường được sử dụng để bảo vệ các chốn linh thiêng. Vì vậy bạn sẽ thường thấy hình ảnh những đôi Sư tử đá đứng gác ở cổng nhà  Vua Quan Lại Quý Tộc, Cổng Đền, Cổng Chùa... Ngày nay, tượng Sư tử hay chưng phổ biến ở trước cổng Cơ quan xí nghiệp, khách sạn, dinh thự và Chùa Chiền, Lăng Tẩm.
 

Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền | Đá mỹ nghệ Non Nước

Thời gian làm việc
Thứ 2-7: 07h00 đến 20h00
Chủ nhật: 07h00 đến 19h00
Zalo: https://zalo.me/0974030252
Phone: 0974.030.252