Khám phá lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo tại chùa Non Nước Đà Nẵng
1. Giới thiệu về chùa Non Nước Đà Nẵng
Chùa Non Nước Đà Nẵng còn được biết tới với cái tên Chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng hay chùa Ngoài. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng.Chùa Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Nguồn: Wiki Travel)
2. Lịch sử của chùa Non Nước Đà Nẵng
2.1. Lịch sử hình thành chùa Non Nước Đà Nẵng
2.2. Lịch sử thời kỳ ban đầu của chùa Non Nước ở Đà Nẵng
Chùa Non Nước Đà Nẵng đã có tuổi đời lên tới hơn 300 năm (Nguồn: Sưu tầm)
2.3. Lịch sử của chùa Non Nước Đà Nẵng qua các đời vua
2.3.1. Thời vua Minh Mạng
2.3.2. Thời vua Thành Thái
3. Khám phá kiến trúc của chùa Non Nước Đà Nẵng
3.1. Khu bên ngoài
3.2. Khu chánh điện
Khu chánh điện là nơi thờ tượng Phật Thích Ca và tượng Bồ Tát là Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù ở giữa, bên phải là tượng phật Di Lặc, bên trái là Phật A Di Đà. Lối đi 2 bên khu chánh diện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Khu chánh diện bên trong chùa (Nguồn: Sưu tầm)
Vào năm 1993, khu chánh diện chùa Non Nước Đà Nẵng được trùng tu lại nhà tổ, giảng đường, nhà thiền, nhà trù và nhà khách, sửa chánh điện, xây đài Quan Thế Âm, đắp tượng Đức Phật Thích Ca đem đến sự uy nghiêm hơn cho không gian nơi đây.
3.3. Phía sau chùa
Hang động phía sau chùa (Nguồn: Báo Đà Nẵng)
3.4. Khu tháp Xá Lợi
Năm 1997, chùa bắt đầu xây dựng tháp Xá Lợi cao 28m, gồm 7 tầng. Bên trong thờ gần 200 tượng Phật, Bồ Tát, La Hán. Tầng 7 của tháp Xá Lợi thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng. Chùa cũng đã được công nhận là nơi sở hữu tháp Xá Lợi thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất Việt Nam.4. Chùa Non Nước Đà Nẵng hiện nay như thế nào?
Mặc dù tồn tại hơn 3 thế kỷ, trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, tuy cũng đã mất mát đi nhiều phần nhưng ngôi chùa vẫn giữ lại được những phân khu quan trọng. Những nét đẹp kiến trúc từ thời vua Minh Mạng và Thành Thái vẫn được gìn giữ cho tới ngày hôm nay để nơi đây trở thành một địa điểm tâm linh nổi tiếng khi nhắc tới du lịch Đà Nẵng.5. Chùa Non Nước thờ những vị Phật, Thánh nào?
Ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Nẵng này thờ rất nhiều vị Phật, Thánh khác nhau, mỗi vị điển hình cho một ý nghĩa khác nhau, điển hình như:
- Phật Thích Ca: Thể hiện cho sự giác ngộ, nhận ra những chân lý trong cuộc sống, luôn sáng suốt, sáng soi mọi người, mọi vật trên thế gian.
- Quan Thế Âm Bồ Tát: Biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, hóa hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách.
- Phật Di Lặc: Tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, hoan hỉ, từ bi và công đức vô lượng.
- Phật A Di Đà: Tượng trưng cho sự thanh tịnh, hướng thiện, bình an và may mắn trong cuộc sống.
- Phật La Hán: Biểu tượng của lòng từ bi, bác ái, đem đến sự bình an cho chúng sinh.
- Xá lợi Phật: nằm tại tầng thứ 7 của tòa tháp Xá Lợi Phật và 7 vị Phật truyền đạo, có khả năng xua đuổi tà ác trong truyền thống Phật giáo Himalaya.
Du khách có thể vào tham quan chùa Non Nước Đà Nẵng (Nguồn: Sưu tầm)
6. Một số câu hỏi về chùa Non Nước Đà Nẵng
Có được phép tham quan chùa Non Nước không?
Chùa mở cửa từ 6h30 đến 17h30 hằng ngày để du khách có thể vào tham quan, chiêm bái.
Giá vé vào chùa bao nhiêu?
Tùy theo đối tượng khách mà sẽ có những mức giá khác nhau:
- Giá vé tham quan tham khảo: 15.000 đồng/ vé
- Giá vé học sinh, sinh viên tham khảo: 5.000 đồng/ vé
- Giá vé hướng dẫn viên tham khảo: 25.000 đồng/ lượt
Cách thức di chuyển tới chùa Non Nước Đà Nẵng ra sao?
Có 2 cách để di chuyển tới chùa mà du khách có thể lựa chọn. Cách thứ nhất là đi xe buýt hay ô tô, xe máy tới địa chỉ chùa rồi đi bộ lên. Với lựa chọn này, du khách sẽ được vừa đi bộ vừa thưởng ngoạn khung cảnh đẹp mê ly tại đây. Cách thứ hai chính là di chuyển lên chùa bằng thang máy do ban quản lý tổng thể Ngũ Hành Sơn xây dựng.
Trong các chùa ở Đà Nẵng nói riêng và địa điểm du lịch nổi tiếng nói chung, chùa Non Nước Đà Nẵng vẫn là một địa chỉ tâm linh có kiến trúc nổi bật, phù hợp với mọi lứa tuổi du khách tham quan.
Ngoài ra, khi đi du lịch Đà Nẵng, du khách nên kết hợp du lịch làng đá mỹ nghệ Non Nước
Đến làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng chiêm ngưỡng tuyệt tác nghệ thuật. Làng đá mỹ nghệ Non Nước là làng nghề lâu đời bậc nhất ở Đà Nẵng. Cùng bỏ túi cẩm nang khám phá ngôi làng nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn trong bài viết này!
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất Việt Nam
Làng đá mỹ nghệ Non Nước là địa điểm tham quan hấp dẫn trong hành trình khám phá du lịch Đà Nẵng. Trải qua hơn 300 năm tồn tại và phát triển, các tác phẩm đá mỹ nghệ ở đây đã trở thành sản phẩm thủ công mang tính nghệ thuật đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Đà thành.
1. Giới thiệu về làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là nơi để bạn tìm hiểu về các sản phẩm được điêu khắc từ đá vô cùng nghệ thuật. Địa điểm du lịch thú vị này thu hút rất nhiều du khách ghé thăm mỗi năm.
1.1. Làng đá mỹ nghệ Non Nước ở đâu?
Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân dãy núi Ngũ Hành Sơn. Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km và thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Khi bước chân đến làng đá Non Nước Đà Nẵng, bạn sẽ như lạc vào “xứ sở của đá” với những khối đá lớn nhỏ muôn hình vạn trạng. Mỗi một tác phẩm đều mang một dáng hình khác nhau và được tạo nên bởi bàn tay tài hoa, tỉ mỉ của người thợ đá.
Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền
Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền - Vẻ đẹp lung linh của các tác phẩm được chế tác từ đá cẩm thạch được lấy dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Sưu tầm)
1.2. Lịch sử làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng
Theo các bản thuyết minh làng đá mỹ nghệ Non Nước, ông tổ của làng nghề này là Huỳnh Bá Quát, người gốc Thanh Hóa. Lịch sử hình thành nên làng nghề đá Non Nước:
- Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, làng đá mỹ nghệ Đà Nẵng Non Nước ra đời. Huỳnh Bá Quát đã đến định cư tại chân núi Ngũ Hành Sơn và khám phá ra cụm núi đá cẩm thạch để chế tác ra các tác phẩm đá mỹ nghệ. Sau đó, ông truyền nghề lại cho con cháu và người dân trong làng.
- Đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn xây dựng nhiều lăng tẩm, cung điện nên làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng) có cơ hội phát triển. Nhiều thợ giỏi được phong hàm Cửu phẩm và được mời đi khắp cả nước.
- Hiện nay, làng nghề điêu khắc đá Non Nước đã có hơn 500 cơ sở sản xuất và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, các tác phẩm đá mỹ nghệ Non Nước ngày càng trở nên nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)
2. Chiêm ngưỡng những kiệt tác mang giá trị nghệ thuật cao
Các sản phẩm đá Non Nước Ngũ Hành Sơn rất đa dạng về hình dáng, kích cỡ, màu sắc, chủng loại. Hàng năm, nơi đây sản xuất được khoảng hơn 80.000 sản phẩm từ đá mỹ nghệ. Những tác phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước có rất nhiều công dụng như:
- Phục vụ đời sống sinh hoạt gồm bát đĩa, bình hoa, ấm chén…
- Phục vụ đời sống tâm linh gồm bia mộ, phù điêu, tượng Phật, tượng La Hán, tượng Chăm…
- Mua về làm lưu niệm gồm tượng động vật, tượng chân dung thiếu nữ Việt Nam và phương Tây, tượng các nhà cách mạng…
Từ khối đá cẩm thạch đơn sơ được lấy từ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, qua bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân, các khối đá trở nên láng mịn, bóng bẩy và lộ rõ những vân đá đẹp mắt. Tất cả mọi tác phẩm đều được những người thợ làng đá chạm khắc khéo léo và cực kỳ tinh xảo. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những món đồ nhỏ xinh để lưu giữ kỉ niệm ở một ngôi làng nghề hơn 300 năm tuổi.
Tượng cổ điển - Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền
Tượng đá Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền
Tượng Tứ Đại Thiên Vương - Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền
3. Khám phá nền văn hóa Chăm pa và Việt cổ tại làng đá Non Nước
Làng Non Nước là nơi giao thoa của hai nền văn hóa đặc sắc - văn hóa Việt cổ và văn hóa Chăm pa. Các tác phẩm đá mỹ nghệ có sự ảnh hưởng đặc biệt từ văn hóa Chăm pa ở thánh địa Mỹ Sơn.
Hàng trăm bức tượng Chăm pa với đủ kiểu dáng, hình thù được các nghệ nhân điêu khắc cực kỳ tinh tế. Đó là những bức tượng Yoni, Linga, chim thần Garuda hay tượng vũ nữ uyển chuyển trong điệu Apsara, tượng thần Indra, bò Nandin, chim thần Garuda… Bên cạnh đó là những tác phẩm thể hiện văn hóa Việt cổ như điêu khắc rồng, rùa, phượng lên các bia mộ, chùa chiền, lăng tẩm.
Văn hóa Chăm pa trong các tác phẩm đá mỹ nghệ Non Nước (Ảnh: HQN Photography)
Tượng Chăm Pa - Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền
Tượng Chăm Pa - Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền
Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vinh Hiền | Đá mỹ nghệ Non Nước
- Địa chỉ: Khu sx số 9 - Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng
- Điện thoại: 0974.030.252
- Email: vinhhien207@gmail.com
Thứ 2-7: 07h00 đến 20h00
Chủ nhật: 07h00 đến 19h00
Ngoài khám phá làng đá mỹ nghệ Non Nước, bạn đừng bỏ qua các địa điểm thú vị khác như cầu sông Hàn, cầu Rồng Đà Nẵng, chùa Linh Ứng Đà Nẵng, cầu tình yêu Đà Nẵng, cầu Vàng Đà Nẵng… Nhiều du khách thường kết hợp du lịch Đà Nẵng - Hội An để hành trình khám phá miền Trung thêm trọn vẹn.
Thank you for watching!